Tìm hiểu nguyên nhân cơ thể có mùi hôi và cách điều trị hiệu quả

Cơ thể có mùi hôi là tình trạng khiến nhiều người quan ngại, bởi nó gây ra nhiều khó chịu, cản trở giao tiếp và sinh hoạt. Vấn đề này không chỉ do tuyến mồ hôi gây ra mà đôi khi còn phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

Cơ thể có mùi hôi là gì?

Khi cơ thể tiết ra mùi hương mà người khác có thể cảm thấy khó chịu thì nó được gọi là mùi hôi cơ thể. Mồ hôi được cho là nguyên nhân chính gây mùi cơ thể. Bình thường, cơ thể có mùi hôi là do các vi khuẩn trong mồ hôi sinh sôi nhiều và tạo thành các axit gây ra mùi khó chịu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mùi hôi cơ thể cũng có thể là điều cần hết sức chú ý bởi nó hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, các vấn đề về gan, hoặc bạn đang có chế độ ăn uống không đúng…

Cơ thể có mùi hôi là dấu hiệu của bệnh gì?

Mùi hôi miệng

  • Theo các bác sĩ y khoa tại trung tâm bệnh tiểu đường Joslin ở Boston, loại mùi cơ thể này có thể là biến chứng của loại bệnh tiểu đường được gọi là diabetic ketoacidosis (DKA) – nhiễm ketone axit tiểu đường – xảy ra do lượng insulin trong cơ thể quá thấp hoặc quá nhiều đường trong máu. Có thể những người mắc tiểu đường loại 1 thường sẽ xuất hiện mùi này rõ rệt hơn so với người mắc tiểu đường loại 2.
Xuất hiện mùi hôi miệng
Xuất hiện mùi hôi miệng

Bài viết liên quan: cơ thể con người có bao nhiêu lít máu

  • Khi cơ thể không thể tạo ra đủ năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ bắt đầu phá vỡ các axit béo để tạo ra năng lượng. Điều này khiến cho các chất hóa học thuộc nhóm axit được gọi là ketone hình thành trong máu. Một trong số đó là acetone (thành phần tương tự như thuốc tẩy sơn móng tay) tạo ra “mùi trái cây” trong hơi thở của bạn.
  • Biến chứng DKA thường xảy ra đi kèm với các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường như mệt mỏi, tầm nhìn bị mờ, giảm cân bất thường,… Trong hầu hết các trường hợp, mọi người đều xem nhẹ các triệu chứng này nên thường trì hoãn quá trình chẩn đoán và điều trị.
  • Vì vậy, nếu phát hiện hơi thở có mùi trái cây đi kèm với mệt mỏi, khô miệng, khó thở hoặc đau bụng thì bạn hãy đi khám sớm nhất có thể. Bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ kiểm tra ketone trong máu trong quá trình khám.

Mùi hôi nách

  • Tuyến mồ hôi nhầy có ở nách, vùng sinh dục, bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì, hoạt động mạnh trong độ tuổi sinh đẻ và giảm hoạt động khi nhiều tuổi.
  • Mồ hôi nhầy ngoài thành phần giống như mồ hôi nước còn có thêm glycogen, cholesterol, các hợp chất amoniac, acid béo… Sự phân hủy tổ chức đã bị ngấm mồ hôi bởi các vi khuẩn, nấm tạo nên một tổ hợp mùi ở nách rất khó ngửi.
Tuyến mồ hôi nách
Tuyến mồ hôi nách

Tìm hiểu thêm: 1 ngày cơ thể cần bao nhiêu calo

Mùi hôi chân

  • Nếu phát hiện vùng da quanh ngón chân bị khô, có vảy, đỏ và bỏng rộp thì nhiều khả năng bạn đang bị nấm da chân.
  • Chân của bạn cũng có thể tỏa ra mùi hôi do sự hiện diện của các vi khuẩn và nấm khiến cho da và các ngón chân bị ăn mòn. Khi đó, nếu bạn gãi chân rồi chạm tay vào các vùng khác trên cơ thể thì loại nấm ăn da này sẽ lan truyền vào các vị trí như nách hay vòm họng.
  • Nếu có loại mùi cơ thể này kết hợp với các triệu chứng bệnh nấm da chân, bạn có thể tự chữa tại nhà bằng cách sử dụng một số loại thuốc dạng xịt như Lotrimin hoặc Tinactin. Nếu sau hai tuần, bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Trường hợp không được điều trị sớm, bệnh có thể biến chứng sang các dạng khác nguy hiểm hơn như viêm tế bào.
Xuất hiện mùi hôi ở chân
Xuất hiện mùi hôi ở chân

Mùi hôi cơ thể thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong các trường hợp nó đi kèm với những biểu hiện toàn thân khác thì bạn nên sớm thăm khám. Bác sĩ sẽ trực tiếp kiểm tra và tìm nguyên nhân, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp và đúng đắn nhất.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *