Mỡ máu có được ăn tôm không? Một số điều cần lưu ý

Mỡ máu có được ăn tôm không?

Người bị mỡ máu có được ăn tôm không? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đính chính mọi tin đồn về việc ăn hải sản với những người bị mỡ máu có tốt hay không nhé. Hãy cùng theo dõi nhé.

Người bị mỡ máu có ăn được tôm không?

CÓ. Tôm là một trong những thực phẩm quan trọng để cân bằng chất dinh dưỡng trong thực phẩm ăn uống hàng ngày. Chúng bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe tim mạch. Kể cả những người bị mỡ máu thì tôm mang đến lợi ích nhiều hơn so với rủi ro.

Mỡ máu có được ăn tôm không?
Mỡ máu có được ăn tôm không?

Nhiều người cho rằng, tôm là hải sản có thể làm tăng lượng Cholesterol trong cơ thể, nhất là người bị mỡ máu nên tránh. Để giải đáp chính xác, chuyên gia Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch khuyến cáo, người bị mỡ máu có thể ăn được tôm bởi đây là hải sản không gây mỡ máu hoặc làm tăng cao cholesterol. Tôm được xem là lựa chọn tốt cho chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh hiện nay.

Theo nghiên cứu, cứ 100g tôm sẽ chứa 189mg cholesterol. Bởi vậy mà khuyến cáo về dinh dưỡng cho người mỡ máu tiêu thụ càng ít cholesterol càng tốt. Đó cũng là cơ sở để người bệnh tránh dùng tôm nhiều. Tuy nhiên với một thực đơn lành mạnh chỉ cần khoảng 100 – 300mg cholesterol mỗi ngày.

>>> Mỡ máu là gì? Chế độ ăn uống của người bị mỡ máu

4. Những lưu ý khi sử dụng tôm cho người mỡ máu cao

Việc dùng hải sản nói chung và tôm nói riêng đúng đắn cho người bệnh mỡ máu cần chú ý đến quá trình chế biến. Nếu như vô tình mắc phải sai lầm dẫn đến  tăng chỉ số cholesterol LDL – cholesterol xấu, có thể gây ra tác dụng ngược.

Bởi vậy. khi dùng tôm cho người mỡ máu cao thì chú ý những điểm dưới đây:

  • Không chế biến tôm chiên, rán: Người mỡ máu có được ăn tôm không? còn liên quan đến việc chế biến thực phẩm chiên, rán. Nếu dùng theo cách này khiến cho hải sản bị ngập trong dầu, mỡ, chúng có thể bị biến chất và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân. Bởi vậy với người bệnh này thì ưu tiên việc chế biến tôm hấp, luộc để giữ nguyên được dinh dưỡng mà không gây hại cho những người bệnh.
  • Tránh ăn tôm với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Các chuyên gia cho rằng, tôm có chứa chất asen pentavenlent nếu như chúng kết hợp với vitamin C sẽ gây ra chất tên là asen trioxide. Chất này không chỉ gây độc với người mỡ máu mà với người bình thường cũng có thể dẫn đến tử vong.
  • Tránh dùng tôm với các sản phẩm có tính hàn cao: Bản chất hải sản mang tính hàn, do vậy nếu dùng chung thực phẩm có tính hàn như nước lạnh, đồ uống có gas, dưa chuột… sẽ gây đầy bụng, đau âm ỉ, khó tiểu.
  • Trước khi ăn tôm cần tránh uống trà và ăn trái cây: Trà có chứa Tanin, chất này có thể gây đông tụ protein và tạo ra tủa với Canxi có trong hải sản. Nếu như bạn ăn trái cây hay uống trà chứa tanin trước khi ăn tôm thì không những không hấp thụ được protein trong hải sản mà còn tạo ra kết tủa sẽ gây cảm giác buồn nôn, khó tiêu, tức bụng đồng thời có nguy cơ hình thành sỏi thận.

>>> Mỡ máu uống gì? Chế độ ăn uống phù hợp cho người mỡ máu

5. Trường hợp mỡ máu cao không nên sử dụng tôm

Một số trường hợp sẽ được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn tôm và hải sản nói chung. Dù hải sản là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ dưỡng mang lại cảm giác ngon miệng bất tận. Nhưng không phải bất kỳ người bệnh mỡ máu cần tuyệt đối không nên dùng hải sản trường hợp sau:

Mỡ máu tránh ăn hải sản trong một số trường hợp
Mỡ máu tránh ăn hải sản trong một số trường hợp
  • Người dị ứng với hải sản: Mỡ máu có được ăn tôm không? Tôm cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng cho người bệnh có tiền sử hay cơ địa dị ứng. Do vậy, ngay cả khi bạn chưa biết bản thân có dị ứng hay không thì chỉ nên ăn mức độ nhỏ. Nếu có thể không xảy ra bất kỳ phản ứng lạ nào như ngứa ngáy, mẩn đỏ da …thì tốt nhất hãy ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế kịp thời.
  • Người mỡ máu cao kèm theo gout: Với bệnh Gout thì hải sản là món kiêng kị đầu tiên, trong đó có tôm. Bởi thực phẩm này có rất giàu purin, có thể làm tăng sản sinh acid uric sau ăn, gây lắng đọng acid uric khiến cơn gout cấp xuất hiện nhanh chóng, đau đớn cho bệnh nhân.
  • Người mỡ máu cao kèm theo các bệnh da liễu: Hải sản rất dễ gây kích thích, dị ứng, bởi vậy những ai mắc bệnh da liễu cần tuyệt đối tránh nếu không muốn cho bệnh trầm trọng hơn.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú: Đối tượng này được các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế sử dụng. Bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ. Chỉ nên bổ sung một lượng nhỏ trong khẩu phần ăn của mình, mỗi tuần ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g nhằm giúp đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho cả mẹ và bé.

Thông tin chia sẻ trên đây giúp bạn giải đáp câu hỏi mỡ máu có được ăn tôm không? Hi vọng sẽ giúp bạn có kiến thức hữu ích nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan nhé. Chúc bạn sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *